Giỏ hàng (0)
Không có sản phẩm nào trong giỏ.
Hỗ trợ 24/7
Máy phát điện đang là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống. Để đảm bảo thiết bị này luôn hoạt động bền bỉ, ổn định thì công đoạn bảo trì, bảo dưỡng rất quan trọng. Bảo trì máy phát điện là công tác giúp máy phát điện duy trì hoạt động ổn định, vận hành bền bỉ. Đây là việc cần thiết giúp kéo dài tuổi thọ của động cơ, giảm thiểu nguy cơ gặp các vấn đề hư hỏng không đáng có.
Thực hiện các cách bảo dưỡng máy phát điện rất cần thiết đối với tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng. Việc bảo dưỡng thường xuyên giúp máy phát điện hoạt động lâu hơn. Giảm thiểu các hư hỏng nhỏ nhưng đôi khi gây bất tiện lớn cho người sử dụng. Trong tình hình nguồn điện quốc gia không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất, các hoạt động kinh doanh khác. Dẫn đến mất điện thường xuyên như hiện nay thì việc bảo dưỡng máy càng quan trọng.
Nhật Phát sẽ liệt kê một số bộ phận chính của máy phát điện mà trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng phải bắt buộc thực hiện.
Động cơ bộ phận quan trọng nhất
Đây là bộ phận bắt buộc phải kiểm tra đầu tiên. Vì nó chiếm phần rất lớn trong việc đảm bảo sự hoạt động của máy phát điện. Hầu hết mọi hoạt động bảo trì, bảo dưỡng đều thực hiện trên động cơ.
Bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện áp dụng cho mọi loại sản phẩm máy phát điện
Hệ thống làm mát động cơ máy phát điện
Sau động cơ thì đây là hệ thống cực kỳ quan trọng. Nó làm cho máy hoạt động đạt công suất tối đa. Có những hệ thống làm mát bị hư hỏng dẫn đến khi vận hành máy dễ gây ra trình trạng: Cháy nổ, hư hỏng, công suất không đạt,... Cần phải xử lý ngay khi phát hiện có nhiều bụi bẩn ở bộ phận tản nhiệt.
Hệ thống bôi trơn của động cơ
Hệ thống bôi trơn bao gồm: Dầuvàbộ lọc dầu. Nên lưu ý kiểm tra lượng dầu và chất lượng dầu. Tránh tình trạng thiếu dầu bôi trơn, dầu đã cũ, bị bẩn quá mức cho phép, lẫn nước vào dầu bôi trơn,...
Hệ thống nhiên liệu
Sau một thời gian sử dụng, hệ thống nhiên liệu rất dễ bị nhiễm bẩn và bị ăn mòn. Cần phải xử lý nguồn nhiên liệu sạch sẽ để đảm bảo máy luôn sẵn sàng hoạt động. Tránh tình trạng những trường hợp khẩn cấp lại không thể sử dụng được.
Hệ thống Ắc quy và bộ nạp
Một trong những nguyên nhân máy không hoạt động được là do Ắc quy. Cần kiểm tra dung lượng và chất lượng Ắc quy. Bộ nạp của Ắc qui cũng cần được kiểm tra. Thay mới nếu bộ sạc đã bị hư hỏng.
Hệ thống thoát khí thải
Cần kiểm tra kỹ càng đường ống khói và họng thoát gió nóng (nếu có).Cần chú ý kỹ các: Mối hàn, mối nối, miếng đệm,… Vì đây cũng là nguyên nhân dẫn nước vào động cơ hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
Để tổ máy phát điện luôn bảo đảm chất lượng tốt nhất. Quý khách cần thực hiện đúng đủ các chế độ bảo dưỡng theo thời gian quy định như sau.
– Bảo dưỡng chế độ A: Thực hiện đinh kỳ hàng 1-3 tháng.
– Bảo dưỡng chế độ B: Thực hiện định kỳ hàng năm hoặc 250 giờ máy chạy.
– Bảo dưỡng chế độ C: Thực hiện sau thời gian 5-6 năm hoặc 2000-3000 giờ máy chạy.
– Bảo dưỡng chế độ D: Thực hiện hiện sau thời gian 9-10 năm hoặc 4000-6000 giờ máy chạy.
– Đại tu máy phát điện: Tùy thực tế tình trạng tổ máy kỹ thuật Nhật Phát sẽ tư vấn cho quý khách phương án tối ưu nhất.
Thời gian thực hiện chế độ bảo trì bảo dưỡng ở chế độ A: 01-03 tháng / 1 lần.
Mục đích đạt được: Kiểm tra và căn chỉnh lại tổng thể máy để bảo đảm máy hoạt động ổn định. Kịp thời phát hiện hoặc tiên lượng những hư hỏng của hệ thống trong thời gian sắp tới và làm biên bản đề xuất sửa chữa hoặc thay thế thiết bị để chủ đầu tư có phương án xử lý sớm.
1- Tiếp nhận máy (có biên bản ghi nhận hiện trạng máy để tiếp nhận và bắt đầu thực hiện check A).
2- Kiểm tra rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.
3- Kiểm tra thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.
4- Kiểm tra áp lực nhớt.
5- Kiểm tra tiếng động lạ.
5- Kiểm tra hệ thống khí nạp.
6- Kiểm tra hệ thống xả.
7- Kiểm tra ống thông hơi.
8- Kiểm tra độ căng đai của dây curoa.
9- Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
10- Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế.
11- Kiểm tra acquy.
12- Kiểm tra tần số dòng điện.
13 Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện.
14- Vê sinh tổng thể toàn bộ máy.
15- Cân chỉnh máy để đạt hiệu suất cao nhất.
16- chạy thử máy 15 phút (không tải hoặc có tải càng tốt).
17- Bàn giao lại máy (có biên bản bàn giao).
Thời gian thực hiện chế độ bảo trì bảo dưỡng ở chế độ B: 12 tháng / 1 lần hoặc 250 giờ máy chạy tùy theo điều kiện nào đến trước.
Mục đích đạt được: Thay thế lọc cho máy phát điện. Thay dầu nhớt. Sục rửa két nước, Thay nước làm mát chống đông cặn. Căn chỉnh hệ thống để máy hoạt động có hiệu suất cao nhất. Vệ sinh sạch sẽ máy phát điện và phòng máy phát điện. Hiệu chỉnh và khắc phục các lỗi cơ bản cho tổ máy. Lập báo cáo tình trạng và các đề xuất liên quan đến hệ thống.
Tiếp nhận máy (có biên bản ghi nhận hiện trạng máy để tiếp nhận và bắt đầu thực hiện check B)
1- Sục rửa két nước bằng dung dịch chuyên dụng.
2- Thay nước làm mát chống đông cặn.
3- Xịt rửa dàn dải nhiệt, và vệ sinh bên ngoài két nước.
4- Kiểm tra rò rỉ hệ thống giải nhiệt động cơ.
5- Kiểm tra các hệ thống ống, khớp nối nước làm mát.
6- Kiểm tra dây curoa.
7- Kiểm tra cánh quạt và hệ thống làm mát bằng gió.
8- Kiểm tra cảm biến nhiệt độ.
1- Thay dầu nhớt.
2- Thay lọc dầu.
3- Thay lọc dầu nhánh.
4- Kiểm tra rò rỉ dầu (trên động cơ và trên các lọc).
5- Kiểm tra nhiệt độ dầu.
6- Kiểm tra áp lực dầu.
1- Kiểm tra tổng thể hệ thống nhiên liệu.
2- Thay lọc nhiên liệu.
3- Thay lọc tách nước
4- Kiểm tra nhiệt nhiên liệu (cấp và hồi).
5- Kiểm tra bơm dầu cao áp.
1- Kiểm tra rò rỉ hệ thống khí nạp.
2- Kiểm tra khớp nối (mềm & cứng).
3- Kiểm tra trạng thái khí nạp (đo áp suất khí nạp – tùy từng máy).
4- Kiểm tra lọc thông hơi Catte.
5- Thay lọc gió (Đối với lọc gió có thể tái sử dụng 2-3 năm kỹ thuật sẽ kiểm tra. trước khi thay thế nếu vẫn tốt sẽ tái sử dụng để tiết kiệm chi phí).
6- Kiểm tra nhiệt độ khí nạp (tùy từng máy mới có).
1- Kiểm tra rò rỉ hệ thống thoát khói.
2- Kiểm tra màu khí thải.
3- Kiểm tra hệ thống lọc khói (tùy từng hệ thống mới có).
4- Thay thế lọc khói máy phát điện.
1- Kiểm tra Sạc Ác quy (Sạc Diamo và Sạc tự động bằng điện lưới).
2- Mức nước Axit của Ác quy (đối với Ác quy nước).
3- Đo điện Áp quy.
4- Kiểm tra độ sụt áp của Ác Quy khi đề máy.
5- Đo nội trở Ác quy.
6- Kiểm tra cực của Ác quy.
7- Kiểm tra hệ thống giây điện nối Ác Quy.
8- Kiểm tra củ đề.
1- Kiểm tra tổng thể trước khi chạy máy.
2- Kiểm tra tổng thể trong quá trình chạy máy.
3- Kiểm tra tiếng động lạ trong quá trình chạy máy.
4- Kiểm tra độ rung của máy trong quá trình chạy.
5- Kiểm tra các chỉ số trên bảng điều khiển.
6- Căn chỉnh cài đặt các thông số về theo chuẩn máy phát điện.
1- Kiểm tra kết nối tiếp xúc cáp động lực.
2- Kiểm tra hệ thống làm mát của đầu phát.
3- Đo độ cách điện cuộn dây.
1- Kiểm tra tổng thể bảng điều khiển, kết nối dây, các phím bấm, Thông số hiển thị.
2- Kiểm tra lại lịch sử các lỗi ECU.
3- Kiểm tra các các trạng thái cảnh báo.
1- Kiểm tra tiếng động lạ.
2- Chế độ thử Manual / Auto.
3- Số giờ vận hành.
4- Kiểm tra tốc độ, Tần số, điện áp, Dòng điện, Áp suất, Nhiệt độ, Công suất, …
5- Vệ sinh tổng thể (máy phát điện + Phòng máy).
6- Bàn giao máy lại cho chủ đầu tư.
7- Ký biên bản.
8- Báo cáo (Gửi biên bản bảo trì bảo dưỡng+ Biên bản đề xuất).
Các chế độ bảo dưỡng C, D, Đại tu máy phát điện quý khách vui lòng liên hệ Nhật Phát để hỗ trợ quy trình chuẩn.
Nếu máy phát điện có xảy ra sự cố, cần tìm nơi đến bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện chuyên nghiệp. Hãy gọi đến hotline của chúng tôi để được tiếp nhận và xử lý nhanh nhất. Cam kết có mức giá ưu đãi, cạnh tranh, giảm thiểu tối đa cho bạn.