0974712278

Hỗ trợ 24/7

0Giỏ hàng của bạn0₫

Giỏ hàng (0)

Không có sản phẩm nào trong giỏ.

Công suất máy phát điện là gì? Cách tính toán và lựa chọn

Công suất máy phát điện hẳn là thông tin đầu tiên người dùng cần tìm hiểu khi lựa chọn thiết bị phát điện. Dãy công suất máy phát điệnthay đổi tùy vào từng chủng loại máy phát. Nếu có chút am hiểu về kỹ thuật điện, bạn hẳn không còn quá xa lạ với khái niệm công suất của máy phát điện là gì. Còn nếu vẫn chưa nắm rõ công suất dự phòng của máy phát điện là gì, bạn nên bài viết dưới đây của Thế Giới Led.

Công suất máy phát điện là gì?

Công suất máy phát điện là thông số kỹ thuật cho biết năng lượng tiêu thụ. Chẳng hạn như bạn đang dùng máy có công suất 10kW thì có nghĩa chiếc máy này có khả năng tạo ra nguồn điện năng 10kW mỗi giờ.

 

 

Cong-suat-may-phat-dien-la-thong-so-ky-thuat-co-ba


Công suất máy phát điện là thông số kỹ thuật cơ bản và rất quan trọng

Dựa vào chỉ số công suất, người dùng sẽ tính toán được lượng nhiên liệu mà mỗi chiếc máy phát cần sử dụng trong thời gian nhất định. Từ đó, ước lượng khá chính xác số tiền cần sử dụng trong thời gian vận hành máy.Ngoài ra khi biết chính xác công suất định mức máy phát điện, người dùng sẽ biết được lưới điện đang sử dụng có phù hợp với máy phát không. Theo đó, tổng công suất máy phát điện luôn phải lớn hơn tổng công suất thiết bị sử dụng điện.Cách tính công suất cho máy phát điệnkhông khó. Tuy nhiên, Thế Giới Led xin đề cập chi tiết cách tính công suất mua máy phát điệntrong các phần tiếp theo.

Các loại công suất của máy phát điện

Trước khi giới thiệu chi tiết cách chọn công suất máy phát điện, Thế Giới Led sẽ đề cập một vài dạng công suất cơ bản của máy phát điện.

Công suất liên tục của máy phát điện là gì?

Công suất liên tục của máy phát điện cho biết khả năng tạo và cung cấp năng lượng liên tục, số lần chạy không bị giới hạn mỗi năm. Tùy theo quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, công suất liên tục của máy phát có thể duy trì khá ổn định.

Cong-suat-lien-tuc-cua-may-phat-dien-cho-biet-kha-


 Công suất liên tục của máy phát điện cho biết khả năng tạo và cung cấp năng lượng liên tục

Một chiếc máy phát tốt có khả năng hoạt động không ngừng nghỉ 24 / 24. Mỗi nhà sản xuất lại áp dụng quy định khác nhau về công suất liên tục.

Công suất phản kháng trong máy phát điện là gì?

Công suất phản kháng sinh ra bởi từ trường bên trong tuabin của máy phát điện. Thông số này là một phần không thể thiếu của tải cảm.

Cụ thể, công suất phản kháng được tạo ra từ chính những thành phần phản kháng có trong mỗi mạng lưới điện xoay chiều. Theo đó, sự chênh lệch pha giữa điện áp U và cường độ dòng điện I sẽ sinh ra một phần năng lượng phản kháng.

Công suất phản kháng là một trong những nguyên nhân hiện tượng sụt áp, gây tiêu hao năng lượng trong quá trình truyền tải điện năng. Vì đây là kiểu công suất không có lợi nên người dùng và nhà sản xuất cần tìm cách loại bỏ.

Công suất dự phòng máy phát điện là gì?

Công suất dự phòng hay còn được hiểu là công suất tối đa mà mỗi chiếc máy phát có khả năng đáp ứng trong một chu kỳ hoạt động. Thông số kỹ thuật này cho biết một số loại thiết bị phát có thể cung cấp tải trong những trường hợp điện lưới bị cắt.

Nếu tuân thủ quy trình bảo dưỡng của nhà sản xuất, thiết bị phát bạn đang sử dụng sẽ duy trì công suất dự phòng khá lâu. Tuy nhiên, máy không nên hoạt động quá tải  trong 24 giờ.

Công suất các loại máy phát điện

Công suất máy phát điện không phải khi nào cũng giống nhau. Thực tế, mỗi dòng máy phát lại có đặc điểm riêng về công suất.

Công suất máy phát điện dự phòng công nghiệp

Đây dòng máy phát cỡ lớn dùng trong các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học,.. Chúng sở hữu mức công suất từ 50KVA trở lên. Nhờ vào mức công suất cực khủng, máy phát điện công nghiệp có khả năng tạo ra nguồn điện đủ để cung cấp cho số lượng lớn các thiết bị.

May-phat-dien-cong-nghiep-co-cong-suat-tu-50KVA-tr


Máy phát điện công nghiệp có công suất từ 50KVA trở lên

Tuy nhiên giá thành của dòng máy này lại khá cao, thậm chí có những mẫu máy giá thành lên đến cả trăm triệu đồng. Khi lắp đặt máy phát điện công nghiệp, người ta còn phải bố trí thêm cả hệ thống cách âm và xử lý khí thải.

Công suất của máy phát điện gia đình

Máy phát hiện gia đình sở hữu công suất nhỏ gọn, công suất thường dưới 10KVA. Với mức công suất như vậy, chúng đủ khả năng để phục vụ nhu cầu sử dụng điện trong gia đình. Ngoài ra với kích thước không quá đồ sộ như dòng máy công nghiệp, máy phát điện gia đình không yêu cầu quá cao trong khâu lắp đặt.

May-phat-hien-gia-dinh-so-huu-cong-suat-nho-gon-co


 

Máy phát hiện gia đình sở hữu công suất nhỏ gọn, công suất thường dưới 10KVA

Giá thành máy phát điện gia đình khá đa dạng. Nói chung, chỉ cần bỏ ra từ 7 đến 10 triệu đồng, bạn đã mua được một chiếc máy phát. Trường hợp muốn sử dụng dòng máy cao cấp hơn, bạn cần chuẩn bị khoản ngân sách trên 20 triệu đồng.

Công suất máy phát điện ô tô

Máy phát điện ô tô là một phần rất quan trọng trong hệ thống động cơ. Nó giữ nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho những bộ phận khác hoạt động. Kích thước của máy phát điện ô tô tương đối nhỏ, nó quay cùng với tốc độ của động cơ.

Máy phát điện ô tô là một phần rất quan trọng trong hệ thống động cơ

Máy phát điện ô tô là một phần rất quan trọng trong hệ thống động cơ

Thế nhưng tốc độ động cơ lại thay đổi liên tục. Chính bởi vậy tốc độ của dòng máy phát ô tô này cũng không được ổn định. Do đó, người ta đã phải bố trí thêm bộ ổn áp điều chỉnh tốc độ hoạt động của máy phát điện ô tô. Công suất hoạt động của máy phát ô tô tùy thuộc theo chủng loại xe, hãng sản xuất.

Công thức tính công suất máy phát điện

Công thức tính công suất còn tùy thuộc vào từng dòng máy. Ngoài ra, giữa đơn vị KVA và kW cũng ảnh hưởng đến việc người dùng nên sử dụng công thức nào để tính công suất. Cụ thể:

Công suất máy phát điện 1 pha

Với máy phát hiện 1 pha, bạn có thể sử dụng một trong hai công thức sau.

  • P = (I × U) / 1000 (nếu sử dụng đơn vị KVA)
  • P = (I × U × PF) / 1000 (nếu sử dụng đơn vị kW)

Trong đó:

  • I đại diện cho cường độ dòng điện (A)
  • U đại diện cho hiệu điện thế (V)

Công suất máy phát điện 3 pha

Dòng máy phát điện 3 pha yêu cầu công thức tính phức tạp hơn đôi chút so với dòng máy 3 pha.

  • P = (I × U × 1.73) / 1000 (nếu sử dụng đơn vị KVA)
  • P = (I × U × 1.73 × PF) / 1000 (nếu sử dụng đơn vị kW)

Trong đó:

  • I đại diện cho cường độ dòng điện (A)
  • U đại diện cho hiệu điện thế (V)

Khi cần quy đổi từ đơn vị từ kW sang KVA, bạn cần ghi nhớ 1kW = 0.8 KVA.

Cách kiểm tra công suất máy phát điện

Thực tế không ít mẫu máy phát điện không hoạt động đúng theo mức công suất thông báo. Vậy nên khi sử dụng hoặc chọn mua máy phát điện, bạn cần tiến hành kiểm tra công suất thực tế.

Nguoi-dung-can-kiem-tra-cong-suat-thuc-te-cua-may-


 Người dùng cần kiểm tra công suất thực tế của máy phát điện

Về mặt lý thuyết, kiểm tra công suất máy phát điện có nghĩa người dùng đang xác định máy đang hoạt động ở tải nào. Do đó, bạn có thể sử dụng tải thật hoặc tải giả.

  • Kiểm tra bằng tải thật: Thông thường kiểm tra công suất bằng tải thật luôn hiệu quả hơn. Trước tiên, bạn hãy kết đầu máy cần kiểm tra vào thiết bị thử. Trong quá trình điều chỉnh điện áp máy phát, bạn hãy so sánh kết thực tế với thông số công suất được nhà sản xuất công bố.
  • Kiểm tra bằng giả: Nếu không có tải thật, bạn hãy sử dụng đến tải giả. Quá trình thử này còn cho người dùng biết cả công suất và độ ồn thực tế của thiết bị.

Quá trình thử tải hay thử công suất nên kéo dài từ 1 đến 8 giờ. Thông thường thời gian kiểm tra càng dài thì kết quả lại càng có độ chính xác cao.

Lưu ý khi chọn lựa các loại công suất máy phát điện

Nếu muốn chọn được loại máy phát điện có công suất phù hợp, bạn nên ghi nhớ một vài lưu ý sau đây.

  • Xác định chính xác số lượng cũng như công suất thiết bị sử dụng. Trong đó, tổng công suất thiết bị không được lớn hơn công suất máy phát.
  • Nên yêu cầu đại lý bán kiểm tra công suất thực tế xem có đúng với công bố của nhà sản xuất hay không.
  • Người dùng cần chú ý lựa chọn máy phát điện dựa theo công suất liên tục chứ không phải công suất dự phòng. Bởi công suất dự phòng chỉ cho phép thiết bị hoạt động thêm từ 1 đến 12 tiếng mà thôi.

Cách chọn công suất máy phát điện

Ngoài cách tính công suất máy phát điện, người dùng còn nên chú ý tới việc lựa chọn công suất máy phát sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

Cong-suat-may-phat-dien-nen-lon-hon-tong-cong-suat


 Công suất máy phát điện nên lớn hơn tổng công suất thiết bị sử dụng từ 10 đến 20%

Chọn máy phát có công suất hoạt động quá cao hay quá thấp so với nhu cầu sử dụng cũng đều không tốt. Theo ý kiến của chuyên gia, dùng nên lựa chọn loại máy sở hữu công suất lớn hơn so với công suất tiêu thụ khoảng từ 10 đến 25%.

Nếu chỉ có nhu cầu sử dụng trên quy mô gia đình phục vụ các nhu cầu cơ bản như thắp sáng, quạt mát, xem TV,.. Bạn chỉ nên lựa chọn loại máy có công suất từ 2 đến 4kW mà thôi. Trường hợp gia đình có nhiều loại thiết bị tiêu tốn năng lượng như điều hòa, tủ lạnh,.. Thì một chiếc máy có công suất từ 4 đến 6kW sẽ phù hợp hơn.

Tại xưởng sản xuất quy nhỏ, máy phát hiện lý tưởng nên sử dụng là loại sở hữu mức công suất từ 10 đến 50KVA. Còn với những môi trường như khu công nghiệp, bệnh viện, mỏ khai thác,.. Máy phát điện cần phải có công suất từ 100 đến 2500KVA. Với dòng máy công suất lớn, bạn cần bố trí khu vực lắp đặt hợp lý, có thể cách âm tốt với môi trường xung quanh.

icon 1
hotline
0974712278